Tin Nội Thất

Giếng Trời Thông Gió – Giải Pháp Thiết Kế Tiết Kiệm Năng Lượng & Tối Ưu Ánh Sáng

Giếng Trời Thông Gió NTDecor
Ngày nay, giếng trời thông gió đang trở thành một giải pháp thiết kế ưa chuộng trong các loại hình nhà ở bởi giá trị thẩm mỹ, công năng cũng như hiệu quả tiết kiệm năng lượng tuyệt vời. Trong bài viết này, NTDecor sẽ chia sẻ với bạn những thông tin về giếng trời thông gió, cùng với nguyên tắc thiết kế giúp nhà luôn thoáng mát. Hãy cùng đón xem nhé.
Giếng Trời Thông Gió NTDecor

Giếng Trời Thông Gió NTDecor

Giếng trời thông gió là gì?

Giếng trời thông gió là khoảng không gian trống được thiết kế theo chiều dọc, nối từ tầng trệt đến mái nhà. Giếng trời giúp lưu thông không khí, mang lại bầu không khí tươi mát, thoáng đãng cho ngôi nhà, đồng thời có tác dụng lấy sáng và lấy gió tự nhiên. Đây là giải pháp hữu hiệu để khắc phục tình trạng thiếu sáng hoặc không gian bị bí bách trong những căn nhà ống, nhà phố và nhà cao tầng hiện đại.

Giếng trời thông gió giúp giải quyết tình trạng thiếu sáng và lưu chuyển không khí trong nhà

Giếng trời thông gió giúp giải quyết tình trạng thiếu sáng và lưu chuyển không khí trong nhà

Giếng trời hoạt động dựa trên nguyên lý đối lưu không khí: khi không khí nóng bên trong nhà bốc lên, nó sẽ được hút ra ngoài qua giếng, đồng thời, luồng không khí mát từ bên ngoài sẽ được hút vào, giúp không gian sống trở nên dễ chịu và thông thoáng.

Giếng trời giúp không khí được di chuyển thông suốt khắp mọi khu vực trong nhà

Giếng trời giúp không khí được di chuyển thông suốt khắp mọi khu vực trong nhà

Giếng trời có nhiều dạng hình như hình vuông, hình tròn và hình chóp nhọn, phụ thuộc vào diện tích, kiến trúc của ngôi nhà và mục đích sử dụng. Để tìm hiểu chi tiết hơn, NTDecor mời bạn cùng theo dõi các nội dung dưới đây.

Cấu tạo giếng trời thông gió

Giếng trời thông gió được cấu tạo từ 3 phần chính:

  • Đỉnh giếng trời: Nằm trên phần mái, nơi tiếp giáp giữa môi trường trong và ngoài nhà. Phần đỉnh có tác dụng thu sáng, thu gió và có thể được thiết kế với mái hoặc không có mái tùy theo mục đích sử dụng.
Đỉnh giếng trời nằm trên phần mái nhà

Đỉnh giếng trời nằm trên phần mái nhà

  • Thân giếng trời: Khoảng trống giúp phân tán ánh sáng và không khí từ đỉnh đến các khu vực trong nhà.
Thân giếng trời dạng ống nối liền từ mái nhà xuống tầng trệt ngôi nhà

Thân giếng trời dạng ống nối liền từ mái nhà xuống tầng trệt ngôi nhà

  • Đáy giếng trời: Nằm ở tầng trệt của ngôi nhà, phần này có thể có diện tích bằng hoặc lớn hơn phần thân giếng.
Đáy giếng trời tiếp giáp với sàn nhà

Đáy giếng trời tiếp giáp với sàn nhà

Phân loại giếng trời thông gió

  • Giếng trời thông gió hình chóp dạng mở: Dạng phổ biến, giúp lưu thông không khí và loại bỏ mùi ẩm mốc, đem đến sự mát mẻ cho không gian sống.
Dạng giếng trời thông gió hình chóp

Dạng giếng trời thông gió hình chóp

  • Giếng trời thông gió mở tự động: Thiết kế thông minh với khả năng đóng mở theo dạng trượt, đáp ứng nhu cầu sử dụng và điều kiện thời tiết. Mái che có thể điều chỉnh, giúp cách nhiệt và cách âm cho ngôi nhà.
Dạng giếng trời thông gió mở tự động

Dạng giếng trời thông gió mở tự động

  • Giếng trời thông gió dạng kín: Lựa chọn phù hợp cho những gia chủ muốn ổn định cả việc lấy sáng và lấy gió mà không tốn quá nhiều chi phí, đồng thời bảo vệ ngôi nhà khỏi sự tác động của nước mưa và côn trùng. Thiết bị hỗ trợ như quạt giếng hay quả cầu thông gió thường được lắp đặt thêm để tăng cường hiệu quả đối lưu.
Kiểu giếng trời thông gió dạng kín

Kiểu giếng trời thông gió dạng kín

  • Giếng trời thông gió sân vườn: Phù hợp với vị trí sân vườn, không chỉ hạn chế ánh sáng gay gắt mà còn tạo điểm nhấn thẩm mỹ cho công trình.
Khoảng không gian giếng trời được tận dụng làm nơi thư giãn cực hay ho

Khoảng không gian giếng trời được tận dụng làm nơi thư giãn cực hay ho


Giếng trời thông gió sân vườn rất phổ biến tại những ngôi nhà có diện tích rộng như biệt thự

Giếng trời thông gió sân vườn rất phổ biến tại những ngôi nhà có diện tích rộng như biệt thự

  • Giếng trời thông gió trong nhà: Được bố trí tại các vị trí như giữa nhà, cuối nhà hoặc kết hợp với cầu thang, phù hợp với những căn nhà có diện tích hạn chế như nhà ống, nhà phố hay biệt thự phố.
Giếng trời thông gió kết hợp cầu thang xoắn tối ưu diện tích nhà ống

Giếng trời thông gió kết hợp cầu thang xoắn tối ưu diện tích nhà ống

Lợi ích khi sử dụng giếng trời thông gió

  • Tối ưu hóa không gian sống: Đặc biệt với những căn nhà phố hay nhà ống có mật độ cao, giếng trời là giải pháp kiến trúc tuyệt vời để khai thác ánh sáng tự nhiên và thông gió, đồng thời tạo điểm nhấn cho công trình.
  • Giá trị thẩm mỹ cao: Được đầu tư chỉn chu như một món trang sức, giếng trời không chỉ đảm bảo công năng mà còn làm đẹp cho ngôi nhà, từ các căn hộ nhỏ đến biệt thự sang trọng.
Thiết kế giếng trời thông gió ngày nay còn có tác dụng tạo điểm nhấn cho công trình

Thiết kế giếng trời thông gió ngày nay còn có tác dụng tạo điểm nhấn cho công trình

  • Tiết kiệm năng lượng: Giữ cho ngôi nhà luôn mát mẻ, giảm nhu cầu sử dụng máy lạnh và tiết kiệm chi phí điện năng.
  • Tăng cường ánh sáng tự nhiên: Giếng trời giúp đưa ánh sáng tự nhiên vào nhà, tạo cảm giác thư thái và giảm điện năng tiêu thụ.
  • Cải thiện chất lượng không khí: Khi kết hợp trồng cây xanh tại khu vực giếng trời, không khí được thanh lọc, mang lại môi trường sống trong lành và bảo vệ sức khỏe gia đình.
Thêm cây xanh cho giếng trời thêm phần xanh mát

Thêm cây xanh cho giếng trời thêm phần xanh mát

Nguyên tắc thiết kế giếng trời thông gió giúp nhà thoáng mát

Hướng và vị trí đặt giếng trời

Đầu tiên, cần xác định vị trí giếng trời phù hợp để đảm bảo hiệu quả hoạt động, tính thẩm mỹ và yếu tố phong thủy. Các vị trí phổ biến gồm giữa nhà, cuối nhà hoặc phần sân sau của nhà. Vị trí giữa nhà thường được đánh giá là tốt nhất để khai thác tối đa công dụng của giếng trời.

Lưu ý về hướng gió và vị trí đặt giếng trời phù hợp

Lưu ý về hướng gió và vị trí đặt giếng trời phù hợp

Nên thiết kế giếng trời tích hợp cầu thang để tối ưu diện tích, giúp ánh sáng và không khí được phân bổ đều qua từng tầng. Vị trí đặt giếng trời cũng cần dựa trên hướng gió tại khu vực sống, để hệ thống nhận lưu lượng gió tốt nhất.

Kích thước giếng trời

Bề ngang của giếng trời không nên nhỏ hơn 600mm để đạt hiệu quả về thông gió và lấy sáng, đồng thời dễ dàng trong công tác thi công và vệ sinh.

Đảm bảo các tiêu chuẩn về kích thước giếng trời

Đảm bảo các tiêu chuẩn về kích thước giếng trời

Chiều cao nhà tỷ lệ thuận với kích thước lấy sáng của giếng trời; ví dụ, với nhà phố 2 – 3 tầng, diện tích phần kính lấy sáng khoảng 2 – 3 m² là phù hợp. Thông thường, diện tích giếng trời chiếm khoảng 10% diện tích sàn, tuy nhiên con số này chỉ mang tính chất tham khảo và phụ thuộc vào tổng thể của căn nhà.

Vật liệu làm giếng trời thông gió

Việc lựa chọn vật liệu cho giếng trời đòi hỏi khả năng chịu được thời tiết khắc nghiệt và tác động từ môi trường. Một số lựa chọn phù hợp bao gồm:
– Kính cường lực
– Vật liệu polyme chống tia UV
– Các loại vật liệu chịu nhiệt độ cao

Chọn lựa vật liệu giếng trời chất lượng tốt, bền bỉ theo thời gian

Chọn lựa vật liệu giếng trời chất lượng tốt, bền bỉ theo thời gian

Nguyên tắc thông gió giếng trời

Một giếng trời được đánh giá hoạt động tốt khi tạo ra đường dẫn không khí đối lưu: không khí nóng tự động bốc lên qua giếng, luồng không khí mát được hút vào nhà. Tùy theo hình dạng và diện tích nhà, kiến trúc sư có thể thiết kế một hoặc hai giếng trời để tối ưu hiệu quả. Phần mái của giếng cần có khe thoáng để gió dễ dàng xuyên qua và khi mưa bão, có thể sử dụng mái kéo tự động hay lam xiên chống tác động.

Chú ý nguyên tắc thông gió giếng trời, đặc biệt trong loại hình nhà ống/ nhà phố

Chú ý nguyên tắc thông gió giếng trời, đặc biệt trong loại hình nhà ống/ nhà phố


Thiết kế giếng trời thông gió phù hợp theo hình dáng, kích thước ngôi nhà

Thiết kế giếng trời thông gió phù hợp theo hình dáng, kích thước ngôi nhà

Lưu ý khi thiết kế giếng trời thông gió

  • Nên trồng cây xanh tại khu vực giếng trời để tạo mảng xanh tự nhiên, hấp thụ nhiệt và thanh lọc không khí.
Trồng thêm cây xanh tại khu vực giếng trời

Trồng thêm cây xanh tại khu vực giếng trời

  • Việc trồng cây không chỉ tạo điểm nhấn trang trí mà còn giúp làm mát không gian và bảo vệ sức khỏe gia đình.
  • Phong thủy:
Lưu ý các vấn đề về phong thủy nhà ở

Lưu ý các vấn đề về phong thủy nhà ở

    • Đặt giếng trời ở cung Tài lộc hoặc cung Thiên mạng.
    • Không đặt giếng trời ngay trước nhà để tránh ảnh hưởng đến tài vận của gia đình.
    • Vị trí tốt nhất để lắp đặt giếng trời thông gió là giữa nhà, kết hợp với cầu thang hoặc trên mái.
    • Trong trường hợp diện tích hạn chế, giếng trời có thể được bố trí tại góc xéo của căn nhà.
    • Nên kết hợp với yếu tố nước để tạo sự cân bằng trong ngũ hành.
Nên kết hợp thêm yếu tố cây xanh và nước tại giếng trời

Nên kết hợp thêm yếu tố cây xanh và nước tại giếng trời

NTDecor vừa chia sẻ những thông tin quan trọng về giếng trời thông gió, từ cấu tạo, phân loại đến nguyên tắc thiết kế giúp nhà luôn thoáng mát, tối ưu ánh sáng và tiết kiệm năng lượng. Hy vọng thông tin này sẽ giúp bạn có cái nhìn toàn diện và ý tưởng sáng tạo cho tổ ấm của mình.Nếu bạn cần được tư vấn hoặc nhận báo giá thiết kế thi công nội thất, hãy liên hệ với NTDecor qua số hotline 0982 139 139 để được hỗ trợ nhanh chóng!

Nguồn hình ảnh: Sưu tầm

Để biết thêm chi tiết, hãy truy cập: https://ntdecor.vn

Đăng ký tư vấn – Báo giá:

    Hotline:

    0982 139 1390918 925 665

    Địa chỉ:

    Văn phòng & Showroom: 176/8 Lê Văn Sỹ, Phường 10, Quận Phú Nhuận, TP. HCM

    Nhà máy: 288/4 Hòa Bình, P. Hiệp Tân, Q. Tân Phú, TP. HCM

    Website: NTDecor Thiết kế nội thất

    Facebook: https://www.facebook.com/NTDecor.com.vn/

    Zalo: https://zalo.me/0982139139